Cảnh báo: 10 bệnh hậu COVID-19 nghiêm trọng cần phải đi khám
Bệnh hậu COVID-19 đang là nỗi lo lắng của toàn xã hội. Các bệnh lý sau khi nhiễm COVID liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể như: hô hấp, tiêu hóa, nội tiết hay thần kinh… khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu bạn đang mắc 10 bệnh hậu COVID dưới đây, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay lập tức
1. Bệnh lý liên quan đến nội tiết hậu COVID
Rối loạn nội tiết sau COVID bắt gặp nhiều ở các bệnh nhân có bệnh lý nền như: đái tháo đường, suy tuyến giáp, suy tuyến thượng thận,...
Nguyên nhân gây nên các rối loạn là do khi ứng phó với sự xâm nhập của virus, cơ thể cần có những phản ứng đáp ứng kịp thời. Điều đó gián tiếp làm rối loạn sản sinh nội tiết tố ở các tế bào. Đặc biệt, với những người có sẵn bệnh nền về nội tiết, điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì vậy, theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, những người có bệnh nền cần phải kiểm tra sức khỏe trong vòng 2-4 tuần sau khi khỏi bệnh.
Cũng có trường hợp ít người mặc dù không mắc các bệnh lý nền nhưng vẫn mắc các bệnh hậu COVID-19 liên quan đến nội tiết tố. Họ được chẩn đoán rối loạn nội tiết gồm nhiễm toan ceton do tăng đường huyết trên người chưa từng chẩn đoán đái tháo đường trước đây; viêm giáp bán cấp Hashimoto và nhiễm độc giáp; bệnh Graves; loãng xương.... Do vậy, bạn cần kịp thời đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe một khi phát hiện các thay đổi bất thường của cơ thể.
Bệnh rối loạn nội tiết hậu COVID thường xảy ra ở nhứng người mắc bệnh nền
2. Bệnh suy hô hấp cấp tính hậu COVID-19
Bệnh suy hô hấp cấp tính hậu COVID-19 (viết tắt là ARDS) do tổn thương phế nang lan tỏa với các kiểu hình có thể thay đổi. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị hội chứng này, tuy nhiên, ARDS vẫn còn bị bỏ sót trong chẩn đoán và có tỷ lệ tử vong cao. Để phát hiện được ARDS do hậu COVID-19 gây ra, bác sĩ cần đánh giá phim chụp X-quang phổi của người bệnh.
Một số biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh ARDS có thể kể đến như:
- Ho kéo dài
- Khó thở và thở nhanh bất thường
- Huyết áp thấp
- Lú lẫn và cực kỳ mệt mỏi
Đối với những người mắc ARDS hậu COVID, tùy thuộc vào từng mức độ mà có thể cần hỗ trợ thở máy để duy trì nồng độ SpO2 từ 92-96%.
3. Xơ phổi hậu COVID-19
Xơ phổi hay tổn thương phổi hậu COVID nói chung bắt gặp cả ở bệnh nhân mắc COVID-19 nặng lẫn bệnh nhân có triệu chứng nhẹ.
Xơ phổi hậu COVID có thể hiểu nôm na là tình trạng nhu mô phổi bị phá hủy trong giai đoạn cấp tính sẽ không thể phục hồi trạng thái nhu mô phổi bình thường, mà thay bằng những mô xơ. Những tổ chức xơ này không thực hiện được chức năng trao đổi khí CO2 và O2 ở phổi, dẫn đến tình trạng khó thở khi vận động thể lực hay kể cả khi nghỉ ngơi.
Ảnh chụp X-quang phổi của những người bị xơ phổi hậu COVID
Biểu hiện nhẹ của bệnh là ho khan kéo dài, khó thở khi vận động gắng sức, nặng hơn, người bệnh có thể khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, gây khó khăn trong mọi sinh hoạt đời sống thường ngày. Trong trường hợp nguy kịch, người bệnh sẽ phải nhập viện điều trị và phải can thiệp hỗ trợ thở bằng máy.
Để tránh các bệnh về phổi hậu COVID-19, bạn có thể chủ động rèn luyện phục hồi chức năng phổi tại nhà bằng cách thực hiện một số biện pháp sau đây:
Tập các bài tập thở: thực hiện thở sâu, thở mím môi, thở cơ hoành
Vận động nhẹ nhàng bằng 30 phút mỗi ngày
Tránh những tác nhân làm trầm trọng di chứng về phổi như: hút thuốc lá, khói bụi ô nhiễm từ môi trường, thức ăn lạnh,...
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý giúp tăng sức đề kháng - tránh nhiễm trùng hô hấp
4. Tổn thương gan cấp tính
Biểu hiện của bệnh về gan sau khi mắc COVID-19 là bị sạm da và tăng sắc tố. Để chẩn đoán di chứng này cần xét nghiệm men gan, khuyến khích xét nghiệm sinh thiết gan cho trường hợp suy gan cấp tính không rõ nguyên nhân.
Tùy vào từng nguyên nhân gây tổn thương gan (do cơn bão viêm, giảm oxy máu, viêm nội mạc hay dùng thuốc) mà bác sĩ sẽ có những chỉ định và liệu pháp chữa trị riêng cho từng bệnh nhân.
Hậu COVID cũng gây tổn thương tới gan
5. Hậu COVID gây đông máu
Do các phản ứng miễn dịch của cơ thể khi mắc COVID-19, làm tăng hình thành các cục máu đông ở người bệnh. Sự tích tụ các cục máu đông làm tắc nghẽn tuần hoàn mao mạch máu, gây thiếu máu cục bộ ở một số cơ quan thần kinh, tim mạch, hô hấp.
Nguy hiểm hơn, các cục máu đông này là căn nguyên gây nên các biến chứng trầm trọng, nguy hiểm đến tính mạng như:
Đột quỵ: các cục máu đông lâu ngày tích tụ gây cản trở tuần hoàn não, dẫn đến đột quỵ não
Nhồi máu cơ tim: sự gián đoạn lưu thông máu đến các mô tim gây cho người bệnh những cơn đau thắt ngực, rất nguy hiểm nếu xảy ra nhồi máu cơ tim mà không được phát hiện kịp thời
Thuyên tắc phổi: các cục máu đông cũng làm cản trở quá trình vận chuyển oxy trong các tế bào phổi, gây tổn thương và có thể dẫn đến viêm phổi.
Ngoài ra, sự kém lưu thông máu cũng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như: tứ chi, thận và một số cơ quan tiêu hóa
Để điều trị các bệnh hậu COVID-19 liên quan đến đông máu, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc loãng máu hoặc giảm đông máu. Ngoài ra, việc chủ động xây dựng lối sống lành mạnh cũng giúp giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông ở người mắc hội chứng hậu COVID.
6, Suy thận cấp
Theo một thống kê được đăng trên PubMed , tỷ lệ người tổn thương thận sau COVID-19 chỉ chiếm 5%. Tuy nhiên, ở nhóm bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực & Chống độc (ICU), con số này là 30%.
Nguyên nhân gây nên suy thận ở người bệnh sau khi mắc COVID-19 là do virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào thành ống thận, màng cầu thận và tấn công trực tiếp các tế bào thận. Nếu tình trạng này nguy kịch, có thể dẫn tới tử vong, một số khác sẽ cần can thiệp lọc máu, rất tốn kém về chi phí và gây suy giảm sức khỏe trầm trọng.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng thận sau khi nhiễm COVID, cần phải thông qua các xét nghiệm máu và nước tiểu. Do đó, với những người có tiền sử bệnh thận sau khi mắc COVID cần phải được kiểm tra các chức năng thận càng sớm càng tốt. Không chỉ thế, kể cả với người có triệu chứng nhẹ cũng nên khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cơ bản để chắc chắn rằng thận không bị tổn thương sau khi mắc COVID-19.
7. Bệnh về đường tiêu hóa hậu COVID-19
Các biểu hiện của hậu COVID về bệnh tiêu hóa bao gồm: tiêu chảy, chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn và nôn, đầy bụng hoặc đau bụng, hội chứng ruột kích thích, loạn khuẩn đường ruột, thậm chí có thể gặp trường hợp xuất huyết đường tiêu hoá...
Tình trạng trên xuất hiện là do virus xâm nhập vào cơ thể thông qua hệ thống men chuyển ACE 2. Hệ thống này phân bố nhiều ở các cơ quan tiêu hóa như: gan, mật, đường ống tiêu hóa. Do sự tấn công bất ngờ của virus gây nên rối loạn và tổn thương hệ thống tiêu hóa.
Hậu COVID có thể gây ra các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
Nếu bạn đang mắc các rối loạn tiêu hóa biểu hiện nhẹ, một số thói quen có thể giúp ban cải thiện như:
Uống đủ nước, nhưng cần tránh các loại đồ uống kích thích nhu động ruột như: nước uống có gas, cafein, đồ uống có cồn
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, trái cây, củ quả,..
Bổ sung các loại vitamin C, vitamin D, vitamin B12 và khoáng chất như magie, canxi, kẽm,..
Có thể bổ sung men vi sinh để tăng cường sức khỏe đường ruột
Trong trường hợp bạn bị tiêu chảy, , hãy chú ý bổ sung đủ nước và các chất điện giải từ oresol
Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài hoặc nhận thấy xuất huyết đường tiêu hóa, đi ngoài phân đen, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra tình hình sức khỏe.
8. Sốc nhiễm trùng
Đây là bệnh lý hiếm gặp hậu COVID-19, chỉ khoảng 5% số bệnh nhân mắc phải, tuy nhiên, tỷ lệ tử vong khi mắc phải bệnh lý này lại cực kỳ cao.
Sốc nhiễm trùng là trường hợp nhiễm trùng máu nặng. Do sự có mặt của tác nhân lạ là virus, hệ thống miễn dịch kích hoạt phản ứng viêm toàn thân để đối phó. Tuy nhiên, những phản ứng viêm này lại vô tình làm tổn thương các mô và cơ quan trong cơ thể, dẫn đến biểu hiện suy đa cơ quan, có thể gây tử vong.
Biểu hiện đặc trưng khi bị nhiễm trùng máu bao gồm:
Sốt cao, thân nhiệt hạ thấp
Huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp
Cảm giác ớn lạnh, vã mồ hôi
Nhịp tim nhanh, thở gấp
Lượng nước tiểu ít hay có thể không đi tiểu cả ngày;
Chóng mặt hoặc cảm giác lừ đừ, đuối sức
Phương pháp điều trị nhiễm trùng máu gồm: Chẩn đoán sớm, loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng nguyên phát, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, chống rối loạn đông máu, dùng kháng sinh, nâng cao sức đề kháng. Trong trường hợp người bệnh mắc sốc nhiễm trùng, cần phải được đưa vào ICU để được điều trị và theo dõi.
9. Hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C)
Hội chứng viêm đa hệ thống hậu COVID-19 (MIS-C) là tình trạng các bộ phận khác nhau của cơ thể bị viêm như: tim, phổi, thận, não, da, mắt, tiêu hóa. Hội chứng này chủ yếu chỉ xảy ra ở trẻ em độ tuổi đi học (phổ biến nhất là 8-9 tuổi) và thường xuất hiện sau 2-6 tuần sau khi trẻ khỏi COVID-19.
Hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C) xảy ra ở trẻ em sau khi mắc COVID-19
Tỷ lệ mắc bệnh MIS-C rất hiếm gặp, nhưng có thể diễn biến rất nhanh và gây tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.
Một số biểu hiện giúp ba mẹ phát hiện sớm hội chứng MIS-C ở trẻ:
Sốt > 38,5 trên 3 ngày
Đau ngực trái
Huyết áp thấp, chóng mặt thậm chí ngất
Khó thở
Đau bụng, buồn nôn và nôn, đi ngoài
Ngủ kém, hay thức giấc, giảm tập trung, hay quên, thay đổi tâm trạng
Mắt đỏ, xung huyết
Niêm mạc họng đỏ xuất huyết, da phát ban
Phù tay, chân
Mặc dù đây là tình trạng cấp tính xảy ra ở trẻ, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, vẫn có thể giảm nguy cơ tử vong, giúp trẻ phục hồi tốt.
Xem thêm: Triệu chứng hậu COVID ở trẻ em: Bố mẹ cần lưu ý điều gì
10. Viêm tủy não lan tỏa cấp tính
Đây là một bệnh lý về thần kinh hậu COVID-19, liên quan đến hội chứng viêm nhiễm cấp tính tổ chức chất trắng của não và tủy sống.
Một số bệnh nhân sau COVID xuất hiện triệu chứng của hội chứng này như: khó nuốt, rối loạn tiêu hóa, bệnh não ở ngày thứ 9 sau khi bắt đầu với triệu chứng nhức đầu và đau cơ. Có người còn có biểu hiện co giật và giảm ý thức.
Ngoài các dấu hiệu lâm sàng trên, để phát hiện bệnh cần chụp MRI và thực hiện các xét nghiệm dịch não tủy. Điều này giúp các bác sĩ đánh giá chi tiết và chính xác hơn tình trạng của người bệnh. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm tủy lan tỏa cấp tính sau nhiễm COVID-19 mà bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân sử dụng thuốc corticosteroid giảm đau hoặc áp dụng các liệu pháp miễn dịch liên quan khác.
Qua bài viết đã cung cấp các thông tin về 10 bệnh hậu COVID nghiêm trọng giúp bạn chủ động phòng tránh cũng như chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Thường xuyên theo dõi HENO để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về các di chứng hậu COVID bạn nhé!
Đánh giá bài viết
CHỦ ĐỀ HOT
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7