Hậu COVID bị ho dai dẳng mãi không khỏi, cần phải làm gì?
Hậu COVID bị ho là triệu chứng phổ biến ở nhiều người sau khi mắc COVID-19. Có người chỉ bị nhẹ, song, cũng có người bị ho tới hàng tháng trời không dứt. Thậm chí, còn có một số trường hợp phải nhập viện vì phát hiện viêm phổi. Vì vậy, cần phải cực kỳ lưu ý với di chứng này và có các biện pháp khắc phục kịp thời.
Tại sao dù đã khỏi COVID nhưng vẫn không hết ho?
Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp phải những tác nhân lạ xâm nhập vào đường hô hấp. Những tác nhân đó có thể là đờm, bụi hoặc một số chất kích thích từ môi trường tác động vào khí quản, cổ họng và phổi.
Đối với tác nhân là SARS-CoV-2, khi virus xâm nhập vào đường thở của người bệnh, cơ thể có các phản ứng ho để loại bỏ tác nhân lạ khỏi các cơ quan hô hấp. Thêm vào đó, hậu COVID còn gây ra các triệu chứng khác đi kèm như: hụt hơi, khó thở, thở nhanh khiến các cơn ho xuất hiện càng dày đặc và kéo dài mãi không dứt.
Triệu chứng ho hậu COVID ở những người khác nhau cũng có những biểu hiện khác nhau. Có người chỉ ho khan một vài tiếng nhưng cũng có nhiều người ho sặc sụa, kèm theo có đờm hoặc chảy nước mũi. Những cơn ho nhiều và dồn dập gây ra cảm giác tức ngực, khiến cơ thể mất sức và mệt mỏi. Do đó, hậu COVID bị ho ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và các sinh hoạt thường nhật của người bệnh.
Hậu COVID ho nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người
Hậu COVID bị ho thường kéo dài bao lâu
Thời gian kéo dài của di chứng ho hậu COVID cũng rất khó để chẩn đoán chính xác. Thông thường, trung bình các cơn ho thường tồn tại từ 3-6 tháng sau khi khỏi COVID-19. Tuy nhiên, cũng có số ít trường hợp biểu hiện kéo dài tới 12 tháng.
Ngoài bị ho kéo dài, các bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 còn bắt gặp các biểu hiện hậu COVID đi kèm khác như:
Khi nào biểu hiện trở nặng cần phải đi khám
Điều đáng lo ngại nhất khi bị ho hậu COVID là khả năng tiến triển thành bệnh viêm phổi. Không có bất cứ triệu chứng điển hình nào để nhận biết viêm phổi hậu COVID. Nhiều người chỉ xuất hiện các biểu hiện thông thường như ho, hụt hơi, khó thở nhưng đến khi khám mới phát hiện ra bị tổn thương phổi nghiêm trọng. Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có bị viêm phổi không, bác sĩ sẽ cần đánh giá ảnh chụp X-quang lồng ngực của người bệnh.
Cần hình ảnh chụp X-quang phổi để chẩn đoán chính xác tình trạng hô hấp ở người bệnh hậu COVID-19
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên rằng, khi phát hiện những di chứng bất thường sau, mọi người nên đi khám kịp thời:
Đau thắt ngực liên tục từng cơn
Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ
Nôn hoặc ho ra máu
Rối loạn tiêu hoá, đi ngoài phân đen
Sốt cao liên tục
Hiện nay, do số lượng người mắc các triệu chứng hậu COVID ngày một tăng, các cơ sở y tế cũng mở ra nhiều phòng khám, khoa điều trị hậu COVID. Tại thủ đô, người bệnh có thể đến khám tại các bệnh viện lớn: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện đa khoa Đức Giang,... hoặc các phòng khám tư nhân có cung cấp các gói dịch vụ khám hậu COVID.
Xem thêm: Bị ho, khó thở nên đến phòng khám hậu Covid nào?
Cách khắc phục triệu chứng hậu COVID ho kéo dài
Điều trị không dùng thuốc
Hậu COVID bị ho nhưng triệu chứng nhẹ, ngắn ngày thì bạn không nên sử dụng thuốc tây ngay mà hãy kiên trì thực hiện các biện pháp sau tại nhà để giảm thiểu các cơn ho kéo dai dẳng:
Tập thở hằng ngày: thường xuyên tập các bài tập thở giúp phục hồi chức năng phổi và khai thông đường thở. Một số bài tập thở mà bạn có thể áp dụng như: thở sâu, thở mím môi, thở cơ hoành,...
Súc miệng nước muối thường xuyên: nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn cư trú trong cổ họng. Đồng thời, còn làm giảm tình trạng viêm, cải thiện triệu chứng ho do hậu COVID.
Xông mũi họng: sử dụng một chậu nước nóng với vài giọt tinh dầu hoặc hỗn hợp sả, chanh, gừng để xông mỗi tuần khoảng 2-3 lần. Không nên xông quá nhiều gây tổn thương niêm mạc đường thở
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng: bổ sung dinh dưỡng toàn diện giúp cơ thể có sức đề kháng để phục hồi sức khỏe hậu COVID
Ngủ đủ giấc: ngoài ra, cần kê cao đầu và ngực khi ngủ giúp ngăn dịch nhầy trong đường hô hấp tràn lên gây kích thích ho
Sử dụng thuốc trị ho bằng thảo dược: các loại thảo dược như: bạc hà, xạ hương, tỏi, nghệ, mật ong,.. đều có tác dụng trị ho. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại kẹo ngậm ho không đường
Xem thêm: 6 bài thuốc dân gian trị ho hậu Covid dễ thực hiện tại nhà
Mật ong có thể sử dụng để trị ho hậu COVID
Điều trị dùng thuốc
Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp trị ho hậu COVID trên mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, bạn sẽ cần đến sự can thiệp của các loại thuốc đặc trị. Đối với từng tình trạng ho hậu COVID khác nhau, sẽ có từng loại thuốc điều trị khác nhau:
Ho khan: triệu chứng ho phổ biến nhất sau khi khỏi COVID-19, để chữa ho khan hậu COVID cần sử dụng giảm ho bổ phế kết hợp với thuốc chống dị ứng thế hệ cũ như: alimemazin, diphenhydramin (theralene; benadryl hoặc các loại có thành phần tương tự)
Ho có đờm: trong trường hợp này cần phải sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, còn sử dụng ambroxol để điều trị long đờm
Ho do nhiễm trùng nấm: sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ức chế miễn dịch khi điều trị COVID khiến một số loại nấm phát triển trong đường hô hấp. Nếu bị nhiễm trùng nấm, cần phải đi khám để bác sĩ chữa trị và kê đơn các loại thuốc chống nấm: clotrimazole, miconazole, nystatin
Tuy nhiên các loại thuốc điều trị tình trạng ho hậu COVID đều cần có tư vấn hoặc chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ chuyên môn. Người bệnh không nên lạm dụng, sử dụng thuốc quá liều dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.
Qua bài viết, hy vọng đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích giúp những người mắc di chứng hậu COVID bị ho không còn lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Chăm sóc sức khỏe là KHÔNG THỂ CHỜ ĐỢI, theo dõi HENO để cập nhật thêm nhiều kiến thức về sức khỏe bạn nhé!
Đánh giá bài viết
CHỦ ĐỀ HOT
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7